1. Thông tin dược liệu Tinh dầu Bạc Hà
- Tên Tiếng Anh: Peppermint
- Tên Khoa Học: Mentha piperita
- Tên Khác: Euro Mint
- Họ: Hoa Môi - Lamiaceae
- Phần Nguyên Liệu Chưng Cất: Lá - Folium Menthae, và phần cây trên mặt đất - Herba Menthae, thường gọi là Bạc Hà
- Phương pháp: Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tinh dầu chiết xuất từ thân, lá cây Bạc Hà, trong đó hoạt chất chính là menthol, ngoài ra còn có 1,8-cineol và limonen. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11422:2016 ( cơ sở tiêu chuẩn ISO 856:2006) quy định tinh dầu Bạc Hà có chứa menthol 32-49% và 1,8 cineol từ 3-8%.
Tinh dầu Bạc Hà có mùi mát mạnh, tươi mới, giống mùi singum. Đây là điểm khác so với Bạc Hà Á.
2. Tác dụng của Tinh Dầu Bạc Hà
- Dùng để xông hơi giải cảm, giảm triệu chứng đau đầu.
- Trị mụn bằng cách xông hơi da mặt bằng nước ấm có pha thêm vài giọt tinh dầu Bạc Hà sẽ giúp làm sạch nhờn trên da mặt và mụn cũng dần xẹp đi.
- Theo như khoa học đã chứng minh, chỉ cần hít tinh dầu Bạc Hà trong khoảng 1-2 giờ mỗi ngày có thể giúp cơ thể bạn giảm quá trình nạp calorie, giúp cơ thể bạn được giảm cân.
- Khử mùi, kháng khuẩn, làm sạch không khí.
- Có thể dùng để xua đuổi côn trùng, đặc biệt là chuột.
- Nhờ đặc tính của mình mà có thể điều trị các vấn đề về đường hô hấp như ho, hen xuyễn, viêm xoang và viêm phế quản.
- Thoa đều lên tóc để dưỡng và bôi lên da đầu cũng có thể ngăn chặn hình thành gàu và chấy rận.
- Kết hợp kem đánh răng với vài giọt tinh dầu Bạc Hà để vệ sinh sạch vùng khoang miệng và tránh tình trạng hôi miệng, đau răng.
- Nếu gặp phải triệu chứng cơ bắp, xương khớp bị đau nhức thì có thể sử dụng vài giọt vào bồn tắm để ngâm toàn bộ cơ thể và thư giãn. Hoặc có thể kết hợp tinh dầu Bạc Hà với một số loại dầu nền thiên nhiên để massage lên bộ phận cơ thể bị đau nhức.
- Nhờ khả năng tái tạo tế bào da và kháng khuẩn nên giúp cho các vết thương mau lành.
- Xử lý trường hợp chảy máu cam hiệu quả.
- Điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.
3. Hướng dẫn cách sử dụng Tinh dầu Bạc Hà
- Thông mũi, giảm viêm
Ngửi tinh dầu Bạc hà để thông mũi, dễ thở, tăng sự tập trung, giảm lo lắng.
Có thể kết hợp cùng tinh dầu Cỏ Ngũ Sắc và tinh dầu Nhũ Hương để xông hoặc hít thở để điều trị các tình trạng viêm mũi.
Gợi ý: pha hỗn hợp điều trị viêm mũi, viêm xoang thể nhẹ, tỷ lệ tinh dầu Bạc Hà: Cỏ Ngũ Sắc: Nhũ Hương là 20 giọt : 10 giọt : 10 giọt, lắc đều, bỏ vào ống hít tinh dầu, sử dụng mỗi ngày, hoặc nhỏ hỗn hợp vào khẩu trang, khăn tay.
- Pha trộn khuếch tán theo các công thức gợi ý sau:
- Thư giãn: 3 giọt tinh dầu Bạc hà + 2 tinh dầu Cam ngọt + 3 tinh dầu Oải Hương
- Thơm mát: 2 giọt bạc hà + 3 giọt Sả chanh + 3 giọt tinh dầu Chanh Vàng
- Làm sạch không khí: 5 giọt bạc hà + 5 tinh dầu tràm trà
- Sử dụng các công thức này để khuếch tán, ngâm tắm, pha massage:
Khuếch tán tinh dầu: Nhỏ 3 -5 giọt tinh dầu vào máy phun sương hoặc đèn đốt tinh dầu để lan tỏa hương thơm 1 – 2h.
Lưu ý: chỉ xông tinh dầu trong không gian kín để tránh lãng phí. Sử dụng tinh dầu mỗi ngày sẽ giúp làm sạch không khí, hỗ trợ sức đề kháng cho cả gia đình bạn.
Ngoài ra việc dùng tinh dầu thiên nhiên trong gia đình còn làm tăng năng lượng tự nhiên.
♦ Pha nước xúc miệng hằng ngày: 1 cốc nước + 1 thìa cafe muối trắng + 1 giọt Bạc hà, lắc đều, dùng xúc miệng.
♦ Pha hỗn hợp massage giảm đau cơ, xương khớp: Sử dụng tinh dầu pha với dầu nền( dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu oliu,...) với tỉ lệ 1%, 2-4 giọt tinh dầu Bạc Hà pha trong 10ml dầu nền, để massage vùng, menthol bốc hơi nhanh làm cho cảm giác mát và gây tê tại chỗ, đồng thời tác động chống viêm.
♦ Massage thư giãn: Pha tinh dầu Bạc Hà với tinh dầu Lavender và tinh dầu Nhũ Hương Frankincense để mát xa nhẹ nhàng. Tỷ lệ giọt là 1:2:1, pha trong 20ml dầu nền.
♦ Xông hơi: Nhỏ 1 giọt tinh dầu Bạc Hà vào bát nước nóng, chùm kín, xông hơi giúp giải cảm.
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu Bạc Hà - Peppermint?
An toàn: Lưu ý đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tuyệt đối không dùng ngửi trực tiếp tinh dầu Bạc hà, hoặc bôi lên vùng mũi họng, có thể gây khó thở, co giật và ngưng tim.
Phụ nữ có thai hoặc đang điều trị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Tránh tiếp xúc với mắt. Không sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp trên da. Tránh xa tầm tay trẻ em.
Độ pha loãng tối đa cho người lớn: dưới 5%
Thời hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
Khuyến cáo đặc biệt khi sử dụng Tinh dầu Bạc Hà
- Do đặc tính bốc hơi nhanh, Bạc Hà gây cảm giác mát và tê tại chỗ, rất hiệu quả với các trường hợp đau dây thần kinh. Đối với những người bị dị ứng với thành phần có trong Bạc Hà như salicylat, menthol thì không nên sử dụng.
- Không dùng Bạc Hà hay Tinh dầu Bạc Hà nguyên chất nhiều hơn 3 – 4 lần trong ngày để giảm đau; không dùng thường xuyên mà phải ngừng ngay khi cơn đau đã chấm dứt; không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở, chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau.
- Tinh dầu Bạc Hà Âu (menthol) còn làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp, nên không dùng với người bị lở ngứa, tự ra mồ hôi, sốt do âm hư, bệnh nặng mới khỏi, người suy nhược, táo bón, huyết áp cao, trẻ dưới một tuổi… Cần lưu ý phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì nó giảm sự tiết sữa.
- Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc Hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn.
Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc Hà Âu hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ
- Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc Hà, tinh dầu Bạc Hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp
- Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường
Bạc Hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch, lở ngứa